Cổng tam quan là một trong những hạng mục thi công cực kỳ quen thuộc đối với tất cả mọi người tại Việt Nam. Hình ảnh cổng tam quan gần như đã trở thành một phần không thể quên trong lòng rất nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên lưu tới các khu thờ phụng linh thiêng. Công trình này thường được sử dụng trong các hạng mục thi công như cổng chùa, cổng miếu, cổng từ đường, nhà thờ họ và các khu thờ cúng khác. Bài chia sẻ dưới đây của Đá mỹ nghệ Huy Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn những điều chưa biết về cổng tam quan và nét văn hóa đặc trưng của kiến trúc lâu đời này.
Tiểu Sử Về Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là một loại cổng có kích thước lớn mang đậm nét văn hóa của truyền thống dân tộc, thường có 3 cửa chính dẫn vào bao gồm cửa ở giữa lớn hơn so với hai cửa bên hông. Theo những người có nhiều năm trong nghề kể lại, cổng tam quan được xây dựng vào thời Lý Trần, sự xuất hiện của kiến trúc này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo tại thời điểm đất nước đang ngày một hưng thịnh và duy trì cho đến tận bây giờ. Chính vì thế, cổng tam quan là kiến trúc không thể thiếu trong việc thi công các công trình lớn như chùa, đình, khu lăng mộ, hoặc từ đường thời xa xưa và cho đến tận ngày nay vẫn còn lưu giữ, chúng đã trở thành di tích lịch sử mang đến nhiều giá trị tâm linh và ý nghĩa sâu sắc.
Tại sao lại gọi là Cổng Tam quan?
Tam ở đây nghĩa là 3, con số 3 được lấy theo thuyết tam hải, theo như lịch sử ghi chép lại, lối đi chính giữa dành cho các Vua Chúa, hai lối đi bên hông dành cho các bậc quan văn quan võ. Để ý một xíu, ta có thể dễ dàng nhận ra, đây là kiến trúc được xây dựng nhằm đón tiếp các vua chúa khi họ đến thăm những nơi linh thiêng, điều đó cũng đồng nghĩa cho việc sự may mắn cũng như vận tài tốt được lan tỏa đến các công trình như chùa chiền, khu thờ phụng khi vua chúa dừng chân ở lại. Một số những di tích lịch sử còn lưu lại về di tích cổng tam quan mà kể ra ai cũng biết đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám, Kinh Thành Huế…Những địa điểm du lịch rất nổi tiếng trong nước mà ngày nay cổng tam quan vẫn còn được lưu giữ.
Ý Nghĩa Cổng Tam Quan Đối Với Nét Văn Hóa Việt
Cổng tam quan không đơn thuần chỉ là cánh cổng đón tiếp dòng người từ khắp nơi đổ về các khu thờ phụng như chùa, miếu, trong các dịp lễ lớn nhưng ẩn sâu bên trong là một ý nghĩa sâu sắc chỉ được biết đến khi chúng ta tìm hiểu kỹ về kiến trúc này. Theo những gì tài liệu ghi chép, cổng tam quan thể hiện ba pháp ấn và ba chân lý sống của nhà Phật đó là vô thường, vô ngã và khổ. Nếu như chúng ta hiểu được ý nghĩa của ba pháp ấn này thì chắc chắn, cuộc sống sẽ hết đau khổ, hết vướng bụi trần gian, thoát khỏi kiếp tội lỗi để có một cuộc sống bình an và hạnh phúc.Chung quy lại, cổng tam quan là công trình không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho các khu thờ phụng tâm linh mà qua đó, ta nhìn thấy được nét văn hóa truyền thống sâu sắc của cả dân tộc. Niềm tự hào rất lớn trong tim của mỗi người dân Việt Nam nói chung và in đậm dấu ấn của Phật Giáo nói riêng.
Một Số Kiến Trúc Cổng Tam Quan
Tại Việt Nam, cổng tam quan được chia thành hai loại rất dễ nhận biết:
Cổng Tam Quan có gác:
Đây là loại cổng có kích thước nhỏ được thi công khá phổ biến tại một số địa điểm như miếu, từ đường, nhà thờ họ, hay thậm chí còn được đặt làm cổng làng tại một số vùng quê Việt Nam. Nếu vị trí đặt có diện tích lớn, một số đơn vị sẽ thi công theo quy mô tương xứng và thường có kiểu hai mái hoặc một gác bên trên. Việc có gác bên trên giúp tạo cảm giác cho cổng có chiều cao cũng như thể hiện được sự uy nghi khi đứng giữa một góc trời. Đối với các công trình như chùa miếu, gác thường được dùng để treo chuông, thuận tiện trong việc thực hiện các nghi lễ trong những dịp trọng đại hằng năm.
Cổng Tam Quan kiểu tứ trụ:
Nghe đến đây rất nhiều người hình dung ra được như thế nào cổng tứ trụ. Mẫu công này thường có 4 trụ lớn, 2 trụ giữa cao hơn so với hai trụ còn lại và được chia thành 3 lối đi riêng biệt. Phía trên được các nghệ nhân kết nối với nhau bằng xà cách điệu làm trán cổng hoặc thiết kế những mái cong mang đến sự độc đáo và phá cách trong kiến trúc cổng tam quan.
Thiết Kế Cổng Tam Quan Hiện Nay
Tất nhiên khi tiến hành xây dựng bất kỳ công trình nào cũng vậy, điều đầu tiên là phải tính toán đến diện tích và phong thủy vị trí. Hai yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến vận khí cũng như giá trị cùng từng hạng mục thi công. Để xây được một kiến trúc cổng tam quan đẹp hoàn chỉnh, hãy dựa theo thước lỗ ban, từ đó chúng ta có cơ sở xác định được chiều cao cũng như chiều rộng cho cổng. Kích thước này được coi như là sự phối hợp mỹ mãn mang đến phúc lộc dành cho khu lăng thờ.
Cổng tam quan được làm từ đá nguyên khối đem đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái, mang một ý nghĩa linh thiêng và sâu sắc được khắc họa cách sống động. Không những là nơi tiếp đón các dòng người đổ về để thành tâm kính phật, mẫu kiến trúc còn khắc họa vận mệnh của một kiếp người, nếu muốn rũ bỏ những tội lỗi trần gian để giác ngộ, hãy bước qua cánh cổng để tìm được chân lý cho chính bản thân. Cách nhìn không quan, hữu quan, trung quan của phật giáo thực sự đã tô điểm cho kiến trúc một cái nhìn tinh tế về tính thẩm mỹ cũng như giá trị sâu sắc của cuộc đời.
Đơn vị thi công cột đá
Công ty TNHH Đá Mỹ Nghệ Huy Nam – Nơi khơi nguồn những sản phẩm đẹp tự hào là một trong những đơn vị chuyên thi công các công trình lăng mộ, đặc biệt là các mẫu cổng tam quan đẹp. Với nhiều năm trong nghề, các nghệ nhân ở đây sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp nhất trên các công trình mà họ thi công. Chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng bởi sự uy tín mà chúng tôi mang lại.
Chính vì vậy, nếu quý khách có nhu cầu xây dựng cổng đá, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Mọi dịch vụ, chúng tôi cam kết trọn gói. Ngoài ra quý khách có nhu cầu quy hoạch, xây dựng mới hoặc tu sửa lại khuôn viên lăng mộ đá xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ.
- Công ty TNHH Đá mỹ nghệ Huy Nam
- 0985.372.030
- Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
- damynghehuynam@gmail.com
- Đá mỹ nghệ cao cấp Ninh Bình
- Zalo:0985372030
Xem thêm:
- Lắp đặt Khu lăng mộ đá chi họ Lê Văn tại xã Tế Lợi, Nông Cống, Thanh Hoá
- Lắp đặt khu lăng mộ đá băm bạt cao cấp cho gia tộc họ Nguyễn tại Ba Đồn, Quảng Bình T5/2021